Trang chủ | Sơ đồ website | Liên hệ | Ngôn ngữ:
Tin tức - Sự kiện
Shopping
Video

Get the Flash Player to see this player.

TIN TỨC - SỰ KIỆN
Hổ trợ khách hàng
Giới thiệu Website
Liên kết website
Thống kê
Lượt truy cập: 1082776
Khách Online: 4
Hoạt động của Cty
Trang chủ » Tin tức - Sự kiện » Hoạt động của Cty
Lâm đồng: Phân bón giả tàn phá vườn cây
Cách đây 2 tháng, NNVN từng phản ánh gia đình bà Vũ Thị Nữ, ngụ tại xã Gia Hiệp, huyện Di Linh (Lâm Đồng) mua phải 2 tấn phân NPK 16-16-8-13S do Cty Cổ phấn Quốc tế Động Trung
Cách đây 2 tháng, NNVN từng phản ánh gia đình bà Vũ Thị Nữ, ngụ tại xã Gia Hiệp, huyện Di Linh (Lâm Đồng) mua phải 2 tấn phân NPK 16-16-8-13S do Cty Cổ phấn Quốc tế Động Trung Đa yếu tố (Cty Đa yếu tố) sản xuất, cung ứng thông qua tín chấp của Hội Nông dân (HND) xã - với giá 7 triệu 300 nghìn đồng/tấn. Bà Nữ trả trước cho HND xã 50% trên tổng giá trị phân bón. Sau đó đã sử dụng 1,2tấn/2tấn để bón cho 1.200 cây cà phê. Qua 2 tháng trời, không những cây cà phê không nảy được búp nào mà còn có dấu hiệu lá úa và rụng trái.

Hoá ra không chỉ hộ bà Nữ, hộ ông Bùi Thái Vệ, ngụ cùng thôn mua 3 tấn phân cùng loại NPK 16-16-8-13S nhưng với giá 10 triệu đồng/1tấn. Sau đó đã sử dụng 7tạ/3tấn để bón cho 1ha cà phê, một tuần sau, gia đình phát hiện cây cà phê có biểu hiện cháy lá, rụng trái, có cây bị khô héo cành nên đã ngưng ngay việc bón phân cho diện tích cà phê còn lại. “Tôi mua phân bón cùng một loại, bao bì không khác nhau tí nào, giá cả cũng vậy nhưng trong ruột thì lại khác nhau hoàn toàn nên không giả là gì?” - ông Vệ nói.

Trong khi đó, hộ ông Nguyễn Văn Tuyết (cùng xã với ông Vệ) cũng mua 1 tấn phân cùng nhãn mác trên, bón cho 1.000 cây cà phê và sau đó gặp phải tình trạng tương tự. Ông cho biết, lúc đầu là háp lá, sau 1 tuần thì cây cà phê vàng vọt và bây giờ trái đã rụng hết phân nửa. Cứ đà này thì coi như vụ mùa cà phê năm nay sẽ bị mất trắng. Ông Phạm Đức Quý – thôn Trưởng thôn Phú Hiệp, xã Gia Hiệp cho biết: “Tôi lấy một nắm phân gạn lọc qua 4 lần nước nhưng phân cũng không tan”.

Trước hiện tượng cây cà phê vàng vọt, cháy lá, rụng trái, thậm chí cà phê dưới 2 năm tuổi đã bị chết đứng do dùng loại phân bón này, một số hộ dân nghi ngờ đây là loại phâm bóm dỏm và đã mang mẫu đi xét nghiệm tại Trung tâm Ứng dụng Khoa học công nghệ và Tin học Lâm Đồng. Kết quả: hàm lượng nitơ của mẫu phân bón này chỉ chiếm 3,03% thay vì 16%, hàm lượng Photpho chiếm 2,7% thay vì 16%, hàm lượng Kali 1,4% thay vì 8% và hàm lượng Lưu huỳnh chỉ chiếm 0,52% thay vì 13% ghi trên bao bì. Trong khi đó, độ pH chiếm đến 9,5%, muối NaCl chiếm 3,7% - đây là 2 chất có hàm lượng cao, làm ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê không chỉ trong giai đoạn trước mắt mà còn lâu dài.

Chưa thể tính hết thiệt hại

Điều đáng nói là Hợp đồng kinh tế mua phân bón lẽ ra Chủ tịch, hoặc Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Gia Hiệp trực tiếp đứng ra ký kết với Cty Đa yếu tố, thế nhưng không hiểu sao Hợp đồng này lại do một cá nhân là ông Nguyễn Văn Kỳ - một người nông dân địa phương đứng ra ký kết và không đại diện cho ai cả.

Phòng Công thương huyện Di Linh cho biết, kết quả kiểm tra cho thấy loại phân NPK 16-16-8-13S của Cty Đa yếu tố không có trong danh mục phân bón được lưu hành của Bộ NN- PTNT (danh mục tháng 12/2007). Các hộ dân đã bón phân loại NPK này cho cây cà phê đều có hiện tượng bị vàng lá, quả rụng, cành khô và chết dần. Các cành khô qua nếm thử thì có chất muối mặn.

Ông Nguyễn Canh – Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh cho biết: “Đến thời điểm này đã có 140 tấn phân bón loại NPK 16-16-8-13S do Cty Đa yếu tố cung ứng cho người dân trên địa bàn xã Gia Hiệp thông qua hợp đồng mua tín chấp từ HND xã. 240 hộ đã dùng loại phân bón này để bón cho cây cà phê và đều bị chung tình trạng, trong đó có 60 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện ngành chức năng chưa thể thống kê chính xác số diện tích cà phê bị thiệt hại do dùng phải loại phân kém chất lượng này, nhưng chí ít cũng phải có trên 100ha cà phê bị ảnh hưởng”.
Hoạt động của Cty
Lâm đồng: Phân bón giả tàn phá vườn cây (27/11/08)
Lâm đồng: Phân bón giả tàn phá vườn cây (27/11/08)
Lâm đồng: Phân bón giả tàn phá vườn cây (27/11/08)
Lâm đồng: Phân bón giả tàn phá vườn cây (27/11/08)
Lâm đồng: Phân bón giả tàn phá vườn cây (27/11/08)
Lâm đồng: Phân bón giả tàn phá vườn cây (27/11/08)
Lâm đồng: Phân bón giả tàn phá vườn cây (27/11/08)
  Trang chủ | Giới thiệu | Sản phẩm | Tin tức - Sự kiện | Sơ đồ website | Liên hệ